Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tháng hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024: "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới"

Thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐTƯATTP ngày 18/01/2024 về việc triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024; Kế hoạch số 364 /KH-BCĐTƯATTP ngày 27/3/2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, triển khai “Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2024.

Thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐTƯATTP ngày 18/01/2024 về việc triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024; Kế hoạch số 364 /KH-BCĐTƯATTP ngày 27/3/2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, triển khai “Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2024. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật – Sở Y tế Bạc Liêu triển khai Kế hoạch “Tháng hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2024, nhằm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của Tháng hành động nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp Ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5/2024 trên phạm vi toàn quốc với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” với các nội dung triển khai thực hiện cụ thể từng các nhân, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh:

Chính quyền các cấp, các cơ quan tham gia quản lý ATTP, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội:

- Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật mới.

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trọng công tác an ninh, an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở.

- Tăng cường hoạt động hỗ trợ truyền thông kết nối nhằm đẩy mạnh tiêu thụ thực phẩm an toàn tại thị trường trong nước.

- Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước; công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trái pháp luật.

- Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩn an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...

- Tuyên truyền, quán triệt thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

- Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương... gắn với xây dựng bản đồ sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối trong theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.

Đối với người tiêu dùng thực phẩm:

- Tuyên truyền giúp người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm: Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phầm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.

- Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong đảm bảo an toàn thực phẩm; quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm.

- Kiên quyết tẩy chay các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn, hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm.

Mười nguyên tắc lựa chọn, chế biến thực phẩm an toàn:

1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Nên tránh thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kỹ trước khi ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ và thời gian nấu.

3. Ăn ngay sau khi nấu, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 giờ, cần phải giữ liên tục nóng trên 600C hoặc lạnh dưới 80C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bị nhiễm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, tủ bếp, tủ kính, lồng bàn… đó là những cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.

Khẩu hiệu truyền thông Tháng hành động vì  Vệ sinh an toàn thực phẩm 2024:

1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024.

2. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của chính quyền các cấp, của toàn xã hội.

3. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, vì sự phát triển bền vững.

4. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh sản xuất an toàn thực phẩm, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu vực;

6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

7. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn.

8. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

9. Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người.

10. Phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn vì sự phát triển nông nghiệp bền vững./.

Bác sĩ Phước Nhường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết